Khi nào bạn cần đến Arduino Leonardo!!!
Chúng ta đã quá quen thuộc với các board mạch Arduino "truyền thống" như Arduino Uno R3, Nano hay phiên bản tối giản là Arduino Pro Mini. Nếu là một người tinh ý, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy board Arduino Leonardo có kích thước giống với Arduino, pinout cũng tương tự luôn. Thật vậy, với một người yêu thích Arduino, bạn sẽ có một thắc mắc: Tại sao người ta lại làm ra mạch Arduino Leonardo, trong khi nó "khá giống" với Arduino Uno R3, chứ không muốn nói là giống "hệt", liệu nhà phát triển Arduino quá "rảnh"? Vâng, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được vì sao Arduino Leonardo lại ra đời, khi nào nên dùng nó, khi nào không và các thông số kĩ thuật cơ bản.
Ngoài chức năng như một con Arduino Uno R3, Arduino Leonardo còn có thêm một chức năng khá hay, đó là USB host. Nghĩa là bạn có thể giả lập một thiết bị như chuột, bàn phím, tay cầm game... bằng con Arduino Leonardo này với chuẩn USB-HID. Vì sao lại làm được như thế? Vì ngoài mục đích thỏa mãn nhu cầu người dùng, họ còn muốn nó "mới" hơn con Arduino Uno, do đó bootloader của Arduino Leonardo lại nặng đến 4kb
Arduino Leonardo là board nhúng đầu tiên tích hợp chức năng chuyển USB. Arduino Leonardo sử dụng chip Atmega32u4 làm chip vi xử chính nên có giá thành rẻ hơn các board khác, vì chip 32U4 tích hợp sẵn USB convert, nên Arduino Leonardo có thể dễ dàng mô phỏng thành bàn phím, chuột, và rất nhiều các loại thiết bị khác có chuẩn USB-HID với thư viện có sẵn do đội ngũ Arduino phát triển.
Khi nào bạn nên chọn Arduino Leonardo??
Nếu bạn thích sự đơn giản, tinh tế và rõ ràng, Leonardo là một lựa chọn dành cho bạn. Với 1 số gợi ý sau bạn sẽ tìm được câu trả lời
- Bạn muốn giả lập chuột, bàn phím, tay cầm 1 cách đơn giản.
- Bạn muốn nhiều chân Analog hơn, nhiều chân PWM hơn, nhiều RAM hơn